Thực tế đã cho thấy rằng mọi doanh nghiệp thực hiện các chiến lược marketing đều với mục đích thiết yếu đó là thu lại được phản hồi của khách hàng. Đây chính là những dấu hiệu cho thấy khách hàng quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và trở thành khách hàng tiềm năng quý giá. Vậy làm sao để thu hút được phản hồi của khách hàng một cách tốt nhất?
Hãy cùng tham khảo 7 chiến lược thu hút phản hồi của khách hàng thông qua bài viết sau đây!
1. Thêm khảo sát phản hồi vào Wifi của doanh nghiệp bạn
Wifi miễn phí sẽ giúp doanh nghiệp của bạn đem đến nhiều thông tin khách hàng thông qua các bảng khảo sát. Nhiều doanh nghiệp dịch vụ đã sử dụng cách này để thu được phản hồi của khách hàng như quán cà phê, khách sạn, nhà hàng, salon tóc … Khi khách hàng muốn sử dụng wifi miễn phí, họ buộc phải nhập vào các trường thông tin như tên, số điện thoại, tuổi … để tiếp tục sử dụng.
Cung cấp cho họ thứ họ muốn để giúp doanh nghiệp của mình thu được khối lượng lớn data khách hàng là một cách làm vô cùng khôn khéo và hiệu quả. Sẽ không có khách hàng nào ngần ngại cung cấp chia sẻ thông tin cho bạn nếu doanh nghiệp của bạn sẵn sàng chia sẻ cho họ mạng wifi.
2. Sử dụng phiếu giấy cho phản hồi của khách hàng
Đây là một cách đã cũ nhưng vẫn được nhiều doanh nghiệp ưa thích sử dụng bởi sự hiệu quả mà phương pháp này đem lại. Cách này sẽ tiết kiệm được tối đa chi phí và đem đến hiệu quả rất cao khi chắc chắn rằng mọi khách hàng sẽ chấp nhận chia sẻ thông tin thông qua bảng khảo sát này. Doanh nghiệp sẽ có nhiệm vụ tạo bảng khảo sát chi tiết bằng những câu hỏi về thông tin, đánh giá, mức độ hài lòng để khách hàng điền vào.
Tuy nhiên, cách này sẽ xuất hiện khá nhiều các chi phí phát sinh để doanh nghiệp thực sự nắm được toàn bộ thông tin của khách hàng. Ở đây, đó là khâu trích xuất dữ liệu. Do sử dụng giấy, bút để lấy phản hồi của khách hàng nên doanh nghiệp sẽ cần một bộ phận để nhập liệu, kiểm soát toàn bộ thông tin ở các trường mà khách điền trên phiếu khảo sát. Không chỉ thời gian mà cần một sự kiên nhẫn, chính xác, nỗ lực đáng kể. Doanh nghiệp sẽ cần trả lương cho nhân viên để họ thực hiện công việc này.
3. Gửi email cho khách hàng
Email được gửi cho khách hàng thường xuyên ngoài mục đích quảng cáo, đem đến những sản phẩm, chương trình khuyến mại cho doanh nghiệp thì còn có thể thu hút được phản hồi của khách hàng thông qua những biểu mẫu kèm theo hoặc qua chính tài khoản email. Trong một số trường hợp, cách này không hiệu quả nữa do những thư từ doanh nghiệp gửi sẽ rơi vào mục spam của khách hàng. Vì vậy, doanh nghiệp cần chú ý thời gian cũng như những cân nhắc về nội dung để có chiến dịch truyền thông, quảng cáo, thu hút phản hồi của khách hàng tốt nhất.
Doanh nghiệp có thể sử dụng những yêu cầu đánh giá, bình luận được gửi qua tên email của khách hàng để từ đó cung cấp lên các nền tảng mạng xã hội phổ biến như facebook, instagram, …
4. Theo dõi lại những cuộc hội thoại trực tiếp với khách hàng
Hiện nay có rất nhiều những phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp tốt trong việc cung cấp công cụ trò chuyện tự động với khách hàng. Doanh nghiệp có thể tham khảo lại những cuộc trò chuyện tự động này để ghi nhận lại phản hồi, sự quan tâm của khách hàng tốt nhất.
Thông qua bản ghi và phân loại bất cứ ý kiến phản hồi nào của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp của bạn xác định, phân loại thông tin khách hàng nhằm thu thập được dữ liệu phục vụ cho việc quảng cáo, phục vụ, chăm sóc khách hàng hoàn thiện hơn. Điều này sẽ giúp khách hàng cảm thấy hài lòng đồng thời giảm thiểu được tối đa nguồn lực cần để hỗ trợ khách hàng.
Nhiều đánh giá cho rằng bản ghi lại cuộc trò chuyện với khách hàng có thể gặp khó khăn trong việc ghi lại tuy nhiên đây thực sự chính xác là những phản hồi chính xác và khách quan nhất đối với những mong muốn của khách hàng.
5. Cung cấp ưu đãi cho phản hồi
Một cách để khiến khách hàng vui vẻ để lại những phản hồi cho doanh nghiệp đó là sử dụng những ưu đãi cho phản hồi của khách hàng. Điều này sẽ làm cho cuộc khảo sát trở nên có sự chuyên nghiệp, đầu tư hơn và khiến khách hàng sẽ có cảm giác những phản hồi mà họ đem lại cho khách hàng là hữu ích.
Cách thu hút phản hồi hiệu quả này có thể áp dụng trong mọi trường hợp và giúp quá trình hiểu khách hàng của doanh nghiệp trở nên hiệu quả hơn. Hình thức ưu đãi có thể sử dụng là chiết khấu trực tiếp, tiền mặt hoặc voucher giảm giá…
6. Phỏng vấn khách hàng
Phỏng vấn trực tiếp, trò chuyện với khách hàng cũng là cách để lấy được phản hồi của khách hàng dễ dàng và hiệu quả. Đừng nghĩ rằng điều này chỉ áp dụng được cho những doanh nghiệp lớn hoặc những công ty có ngân sách khủng bởi những cuộc khảo sát này hoàn toàn có thể tự thực hiện bằng quy mô nhỏ hơn.
Đặt ra những câu hỏi cho khách hàng với mục đích giúp doanh nghiệp bạn có thêm thông tin về chất lượng phục vụ, về sản phẩm cũng như những mong muốn, điều mà khách hàng quan tâm, mong muốn mà họ muốn doanh nghiệp thực hiện.
Đó có thể là những người đã từng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp hoặc là khi vừa mua hàng, sử dụng dịch vụ xong. Đừng quên giữ thái độ tích cực và nói lời cảm ơn với khách hàng sau khi thực hiện cuộc phỏng vấn xong nhé!
7. Theo dõi hành vi thông qua kênh truyền thông xã hội
Dựa vào hành vi sử dụng mạng xã hội của khách hàng, doanh nghiệp có thể nhận được những phản hồi có giá trị. Hành vi khách hàng thực hiện trên mạng xã hội thực sự là những điều mà khách hàng quan tâm, mong muốn. Những hoạt động thể hiện sự quan tâm, phản hồi của khách hàng có thể là: nhận xét, gửi tin nhắn trực tiếp, tương tác với mọi người trên mạng xã hội để hiểu được họ muốn gì, nghĩ gì về doanh nghiệp của bạn. Đây cũng có thể coi là cách thu hút phản hồi của khách hàng hiệu quả nhất hiện nay.
Với những đánh giá không tích cực, hãy đảm bảo phản hồi và giải quyết chúng ngay lập tức. Trả lời nhanh chóng và xác đáng sẽ giúp khách hàng thấy rõ được thiện chí, sự chuyên nghiệp của bạn trong quá trình chăm sóc khách hàng. Hãy dành thời gian để theo dõi các kênh trên mạng xã hội là một cách tuyệt vời để cập nhật xu hướng, phản hồi của khách hàng sẽ tác động không nhỏ đến sự phát triển của doanh nghiệp bạn.
Mong rằng bài viết đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc doanh nghiệp của bạn luôn thành công trên con đường phía trước!