5 cuốn sách đem lại góc nhìn toàn diện về sự kiện lịch sử lớn lao của dân tộc và giúp chúng ta trân trọng hơn về hòa bình mà chúng ta đang có.
Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75 – Nhà báo Trần Mai Hạnh.
Một cuốn tiểu thuyết lịch sử tả thực những ngày tàn cuối cùng của Việt Nam cộng hòa. Hồi ức về cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước được tái hiện lại dưới một góc nhìn mới lạ. Đó là góc nhìn phía bên tay sai của Mỹ, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Tác phẩm không có bất cứ lời giải thích hay bình phẩm cá nhân nào, chỉ đơn thuần thuật lại hành động của phía bên kia bởi chính những hành động của chúng đã tự chứng minh chiến thắng của quân dân ta là tất yếu. Hé lộ 31 tài liệu nguyên bản, đó là những hồ sơ tuyệt mật chưa kịp tiêu hủy giữa Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa. Cuốn sách đã đạt được giải thưởng hội văn học nhà văn 2014 và giải thưởng văn học Asean 2015.
“Biên bản chiến tranh 1-2-3-4.75” cuốn tiểu thuyết tư liệu lịch sử của nhà báo Trần Mai Hạnh. Cuốn sách đã phác họa sinh động sự sụp đổ cùng chân dung của hầu hết tướng lĩnh quân đội và số phận những người cầm đầu chính quyền tay sai Sài Gòn trong bốn tháng cuối cùng của cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam (từ tháng 01 đến tháng 4/1975), làm nổi bật chiến thắng vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhật ký Đặng Thùy Trâm
Đây là những ghi chép về cuộc sống hàng ngày của Thùy Trâm nơi chiến tuyến. Cuốn nhật ký là thế giới riêng của một người nữ trí thức nhạy cảm nhưng không hề yếu đuối, tha thiết với cuộc sống như không hề sợ hãi trước gian nan. Ở đó vẫn bắt gặp những băn khoăn của cô trước tình yêu khi cuộc sống phức tạp hàng ngày hay những nỗi buồn, nỗi nhớ nhung nỗi cô đơn của người con gái thế nhưng điều đó lại vẽ lên những ý chí mãnh liệt một lòng can đảm phi thường. Điều mà đã tạo nên một thế hệ anh hùng.
Cuốn nhật ký đã phơi bày thực tế tàn khốc của cuộc chiến tranh chống Mỹ. Cuốn sách giống như một thước phim đen trắng nhưng vô cùng sống động kể lại những trận đánh ác liệt của quân và dân ta.
Có những trang sách khiến người đọc phải rùng mình căm thù tội ác của giặc. Nếu đã đọc sách, bạn sẽ không thể quên được hình ảnh những người lính bị bom dội cụt tay, mất cả đôi chân hay bỏng toàn cơ thể.
Trên con đường giải phóng đất nước, Thùy Trâm đã tiếp xúc với anh em bộ đội và cả người thân của họ nữa. Có những người mẹ Việt Nam anh hùng tiễn con đi không có ngày trở lại, có những người vợ đã m.ất chồng và 3, 4 đứa con.
Những hy sinh trong chiến tranh hẳn người Việt Nam nào cũng đã từng được nghe qua các phương tiện đại chúng. Nhưng chỉ khi đọc Nhật ký Đặng Thùy Trâm, nghe những lời tâm sự của người con gái ngày đêm đối mặt với bom đạn, ta mới thấu được những khắc nghiệt đến kinh người của cuộc chiến tranh độc ác.
Kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Chuyện Ít Biết Về Ngày Giải Phóng Sài Gòn 30.4.1975 (Nguyễn Hữu Thái)
Tác giả Nguyễn Hữu Thái là một “người trong cuộc” chứng kiến ngày sụp đổ và giải phóng Sài Gòn hơn 30 năm về trước. Nguyễn Hữu Thái nguyên là cựu Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1963-1964) hoạt động trong phong trào nội thành.
“Chuyện Ít Biết Về Ngày Giải Phóng Sài Gòn 30.4.1975” không dừng lại ở việc tác giả viết lại diễn tiến các sự kiện bản thân mình đã tham gia và chứng kiến mà còn ghi lại lời kể của những nhân chứng khác đến từ các phía đối nghịch với nhiều góc độ khác nhau. Câu chuyện ít người biết này được bổ sung và kiểm chứng qua một nguồn tư liệu rất đặc biệt và khá phong phú từ Hoa Kỳ khi tác giả nhận được học bổng nghiên cứu tại các đại học Hoa Kỳ cách đây mấy năm.
Cuốn sách có sức hấp dẫn người đọc bằng nhiều tư liệu phong phú, giúp ta nhìn lại toàn cảnh trận chiến cuối cùng và diễn biến các sự kiện dồn dập xảy ra trước, trong và sau ngày 30-4-1975 ở Sài Gòn. Cuốn sách được trình bày mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu giúp bạn đọc trẻ sinh ra và lớn lên sau chiến tranh dễ đọc hơn. Tác giả đã thêm vào sách phần thuật ngữ, các bản đồ sử dụng vào thời điểm 1975 ở Sài Gòn cùng nhiều hình ảnh minh họa.
Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng (Đại tướng Võ Nguyên Giáp)
Cuốn sách “Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng” là hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về chiến lược, sự sáng suốt và nhạy bén, tinh thần quyết đoán của Bộ thống soái tối cao, đặc biệt trong những thời cơ lớn, cũng như tinh thần làm việc toàn tâm, toàn ý, mưu trí, sáng tạo của các cơ quan Tổng hành dinh.
Cuốn sách gồm có mười chương, trong đó Đại tướng dành chín chương viết về các sự kiện lịch sử lớn của dân tộc và chương cuối cùng trình bày những điều tâm huyết, đúc kết cuộc đời cầm quân quang vinh của mình qua những năm tháng khốc liệt của chiến tranh.
Đại tướng đã hồi tưởng lại những quyết sách chiến lược của tập thể Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh – Bộ thống soái tối cao – từ việc hoạch định chính sách đến việc chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện ở chiến trường và huy động sức mạnh của cả dân tộc nhanh chóng kết thúc chiến tranh một cách có lợi nhất. Trí tuệ của một tập thể tài năng thuộc lớp cận vệ đầu tiên chói sáng ở thời điểm lịch sử quyết định dẫn dắt dân tộc ta đi đến đích vinh quang.
Đọc những dòng hồi ức hấp dẫn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ta càng thấy rõ vai trò chiến lược có ý nghĩa quyết định thắng lợi của Bộ thống soái tối cao trong mùa Xuân lịch sử cũng như bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam ở những thời điểm lịch sử quyết định: nhạy bén, sáng tạo, quyết đoán, nắm bắt thời cơ và tạo ra thời cơ lớn, nỗ lực cao độ để quét sạch quân thù.
Bút Ký Lính Tăng - Hành Trình Đến Dinh Độc Lập (Nguyễn Khắc Nguyệt)
Nhắc tới sự kiện 30/4/1975, nhiều người thế hệ sau nhớ tới hình ảnh xe tăng tiến vào dinh Độc Lập. Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt (chiến sĩ lái xe tăng 380 thuộc Đại đội 4, Lữ đoàn xe tăng 203, cùng đơn vị là những người đầu tiên tiến vào dinh Độc Lập). Hành trình đến ngày chiến thắng được ông kể trong cuốn Bút ký lính tăng - Hành trình đến dinh Độc Lập.
Hành trình đến ngày chiến thắng chẳng hề dễ dàng như có người đã từng suy nghĩ: về không gian nó trải dài hàng nghìn cây số, về thời gian là nghìn ngày có lẻ cùng với bao mất mát, hy sinh, anh hùng và hèn nhát, cao thượng và thấp hèn, vinh quang và cay đắng…Nhắc tới sự kiện 30/4/1975, nhiều người thế hệ sau nhớ tới hình ảnh xe tăng tiến vào dinh Độc Lập. Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt (chiến sĩ lái xe tăng 380 thuộc Đại đội 4, Lữ đoàn xe tăng 203, cùng đơn vị là những người đầu tiên tiến vào dinh Độc Lập). Hành trình đến ngày chiến thắng được ông kể trong cuốn Bút ký lính tăng - Hành trình đến dinh Độc Lập.
Cuốn sách này của một chiến sĩ trong đại đội viết ra xin kể về hành trình đó, như một nén tâm nhang thắp cho những người đã khuất và cũng là món quà tặng cho những người đồng đội đã rời quân ngũ đang ngày đêm bươn chải với đời thường.
Nhân ngày 30/4, ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới các cựu chiến binh. Xin thắp nén hương để tưởng nhớ công lao
của cha anh, những người đã đổ máu, hy sinh vì độc lập và thống nhất đất nước. Chúc mọi người có ngày nghỉ lễ 30/4 vui vẻ, an toàn và hạnh phúc và hãy đón đọc những cuốn sách trên!