4P trong marketing là gì?
Thuật ngữ 4P trong marketing được mọi người biết đến lần đầu tiên thông qua Marketing mix hay còn gọi là marketing hỗn hợp do Neil Borden - chủ tịch của hiệp hội Marketing Hoa Kỳ đưa ra vào năm 1953.
Sau đó, một nhà tiếp thị nổi tiếng là E. Jerome McCarthy đã đề nghị phân loại marketing mix thành 4P năm 1960 và có thể góp một phần rất lớn vào việc xây dựng và phát triển các chiến lược marketing trong thời kỳ hiện đại ngày nay.
Ban đầu, marketing mix sẽ bao gồm nhiều yếu tố như: sản phẩm, kế hoạch marketing, phân phối, giá cả, quảng cáo, thương hiệu, tính cá nhân hóa, thương hiệu.
Khi rút gọn lại thì 4P trong marketing đã ra đời với 4 yếu tố chính sau đây:
- Product: Sản phẩm
- Price: Giá cả
- Place: Địa điểm
- Promotion: Quảng cáo
Người ta cho rằng việc các doanh nghiệp áp dụng 4P trong marketing sẽ đem về doanh thu lớn cho doanh nghiệp tùy thuộc vào mức độ áp dụng như thế nào.
Các yếu tố trong 4P marketing
Mô hình 4P trong marketing thường được doanh nghiệp áp dụng để làm công cụ cho việc tiếp thị của mình tốt hơn để từ đó nâng cao doanh thu và đạt được các mục tiêu tiếp thị đã đề ra. 4 yếu tố trong mô hình 4P trong marketing là:
Doanh nghiệp cần đặt ra câu hỏi cho mình: “Mình sẽ bán gì?”. Bạn cần phải xác định được rõ ràng ngay từ đầu về sản phẩm mà doanh nghiệp mình sẽ bán cho khách hàng. Sản phẩm được đưa ra cần đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Càng giải quyết được nhu cầu, mong muốn, thậm chí là “nỗi đau” của khách hàng thì khả năng doanh nghiệp bạn bán được nhiều sản phẩm sẽ cao hơn. Và đôi khi, những khách hàng này sẽ nói tốt, giới thiệu doanh nghiệp của bạn đến những người khác trong tương lai.
Để xác định được sản phẩm chất lượng, doanh nghiệp của bạn cần dựa trên những điểm quan trọng sau đây:
+ Phân loại sản phẩm
Sản phẩm của doanh nghiệp bạn thuộc nhóm nào? Hàng tiện dụng (chi phí rẻ, thường xuyên phải mua để dùng hàng ngày; hàng mua sắm (thương hiệu, sẽ có khả năng cân nhắc mua sắm); sản phẩm đặc biệt (giá trị cao, đắt tiền, thỉnh thoảng mới mua: xe máy, ô tô,..); ; loại hàng thụ động (mua trong trường hợp đặc biệt: dịch vụ cưới xin, mai táng, ..)
Việc phân loại sản phẩm sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những phân tích, định giá, chiến lược marketing cho đặc tính sản phẩm dễ dàng, tạo tiền đề tăng doanh thu cao hơn cho doanh nghiệp.
+ Sản phẩm được sản xuất hàng loạt hoặc theo đơn hàng
Doanh nghiệp của bạn cần định hướng được điểm đặc biệt của sản phẩm mình sẽ đi theo hướng nào để có những chiến lược tiếp thị hiệu quả nhất.
+ Sản phẩm của doanh nghiệp bạn đã từng có trên thị trường hay chưa
Sẽ là thách thức thực sự nếu doanh nghiệp của bạn bắt đầu kinh doanh một sản phẩm mới. Tuy nhiên đây cũng chính là cơ hội để doanh nghiệp của bạn chiếm lĩnh, chinh phục thị trường. Bạn cần thể hiện cho khách hàng thấy sản phẩm của bạn vô cùng hữu ích, cần thiết hoặc có chi phí rẻ hơn so với đối thủ.
+ Kiểm tra sản phẩm:
Cần kiểm duyệt sản phẩm một cách chắc chắn trước khi đưa ra thị trường để đảm bảo rằng những gì đưa đến khách hàng là tốt nhất. Tránh những lỗi sai bởi đây có thể là nguyên nhân dẫn đến giảm sút doanh thu cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp của bạn có thể tham khảo một số câu hỏi sau đây để định hướng về thông tin sản phẩm:
+ Sản phẩm của doanh nghiệp có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không?
+ Sản phẩm có những ưu điểm, nhược điểm nào?
+ Bao bì của sản phẩm có thu hút hay không?
+ Sản phẩm có điểm đặc biệt gì khiến khách hàng thích thú?
Một trong những điểm quyết định để doanh nghiệp của bạn bán được hàng đó là về vấn đề giá cả. Không nói quá khi cho rằng chi phí mà bạn bán sẽ ảnh hưởng đến số lượng sản phẩm mà khách hàng mua được, tức ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp bạn. Bạn cần đưa ra một mức giá cả hợp lý bởi: nếu quá thấp, khách hàng sẽ nghi ngờ chất lượng sản phẩm còn nếu quá cao, khách hàng có thể lựa chọn sản phẩm ở doanh nghiệp khác hoặc mua ít đi hay mua với số lượng nhỏ lẻ.
Để xác định được giá cả của sản phẩm, doanh nghiệp của bạn có thể xét trên các phương diện sau:
+ Tổng chi phí để cấu thành nên sản phẩm
+ Tham khảo giá cả của các đối thủ cạnh tranh.
+ Khách hàng có sẵn sàng trả một số tiền như vậy cho sản phẩm của bạn hay không.
Các câu hỏi để định hướng giá cả của sản phẩm:
+ Mức giá này đã phù hợp với giá trị mà sản phẩm đem đến cho khách hàng hay chưa?
+ So với đối thủ cạnh tranh thì mức giá này có phù hợp hay không?
+ Có chính sách giảm giá cho một số đối tượng khách hàng nhất định hay không?
+ Sản phẩm có đa dạng hình thức thanh toán hay không?
Đây là nơi mà doanh nghiệp của bạn sẽ phân phối và đưa sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng. Về vấn đề địa điểm, một số lưu ý mà bạn cần chú ý như sau:
+ Tìm kiếm và lựa chọn địa điểm phù hợp: địa điểm phải thuận lợi, gần khách hàng, đáp ứng chuẩn chi phí, tạo sự ổn định ngay từ những ngày đầu tiên.
+ Chuỗi cung ứng: cần quản lý hiệu quả giúp doanh nghiệp bạn xây dựng được quy trình liền mạch từ lúc đưa sản phẩm ra thị trường đến khi thu được doanh thu về.
+ Xuất khẩu: phát triển quy mô của doanh nghiệp khi bán sản phẩm ở nước ngoài.
Một số câu hỏi để xác định địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp:
+ Doanh nghiệp của bạn sẽ bán sản phẩm ở đâu? Bán trực tiếp tại cửa hàng hay qua hình thức online?
+ Bạn sẽ bán trực tiếp hay gián tiếp thông qua các đại lý phân phối, ký gửi?
+ Địa điểm bạn chọn có thuận tiện với khách hàng trong việc đi lại, gần trung tâm hay không?
+ Địa điểm có rộng rãi, có chỗ để xe hay dễ tìm hay không?
Promotion là hình thức quảng cáo để nhiều người tiêu dùng biết đến sản phẩm của doanh nghiệp. Để quá trình kinh doanh đạt hiệu quả cao về doanh thu, cần đặc biệt chú trọng đến Promotion. Thực tế thì khi càng nhiều người biết về sản phẩm, có ấn tượng đặc biệt về tính năng, tác dụng sẽ giúp việc tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp trở nên cao hơn.
Các chiến thuật quảng cáo mà doanh nghiệp của bạn có thể sử dụng:
+ Quảng cáo bằng phương thức nào: trên facebook, zalo, các kỹ thuật nền tảng online hay trên báo chí, truyền hình, tạp chí…
+ Có cần tham gia các hội chợ, triển lãm thương mại hay không?
+ Marketing thông qua điện thoại, email marketing, ,,,
Dựa vào ngân sách và nguồn lực, bạn nên lựa chọn một hình thức quảng cáo phù hợp nhất với doanh nghiệp, sản phẩm, kinh phí mà doanh nghiệp hiện tại đang có. Bạn nên chắc chắn rằng sản phẩm quảng cáo của bạn sẽ tiếp cận được tập khách hàng tiềm năng để họ biết thêm về sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp bạn, thúc đẩy sức mua từ khách hàng.
Hy vọng bài viết về 4P trong marketing đã giúp các bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc hỗ trợ doanh nghiệp của mình phát triển vượt trội. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể để lại bình luận để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất!