Phân biệt khách mua hàng và khách hàng?
Khách hàng và khách mua hàng là 2 tầng trong 7 tầng khách hàng của một doanh nghiệp. Với quan điểm kinh doanh hiện đại của thế giới, phân chia các tầng khách hàng này giúp chúng ta quản lý họ tốt hơn, thực hiện các chiến dịch Marketing thu lại hiệu quả hơn. Ở bài viết này, chúng ta cùng đi phân biệt khách mua hàng và khách hàng!Khách mua hàng
Khách mua hàng (Shopper) là gì?
Khách mua hàng là người có 1 đơn hàng/ dự án, có nghĩa họ đã mua hàng một lần của công ty bạn. Một người trở thành khách mua hàng của bạn có thể có nhiều lý do, đôi khi họ chỉ thử xem sản phẩm của bạn có tốt không, vẫn còn tâm lý chưa thực sự tin tưởng hẳn vào bạn.Khách hàng (Customer) là gì?
Khách hàng là người mua hàng từ 2 lần trở lên. Những người mua hàng của bạn từ 2 lần trở lên thường là những người đã có sự tin tưởng vào bạn. Sau khi mua lần 1, họ có sự hài lòng về sản phẩm, dịch vụ trước trong và sau bán hàng của bạn. Điều đó thôi thúc họ mua hàng lần 2 từ bạn.
Phân biệt giữa khách mua hàng và khách hàng
Nhiều doanh nghiệp có quan niệm sai lầm khi cố gắng khiến khách hàng tiềm năng mua hàng của mình, để tăng doanh thu nhất thời. Chiến dịch bán hàng lâu dài và có hiệu quả là khiến những khách hàng tiềm năng của mình mua nhiều lần sản phẩm/ dịch vụ. Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần có sản phẩm tốt, đáp ứng đúng nhu cầu của người sử dụng. Ngoài ra, chính sách chăm sóc khách hàng cũng vô cùng quan trọng để người mua hàng lặp lại hành vi mua hàng.
Bạn hãy thử tưởng tượng, bạn mua một chiếc tai nghe ở cửa hàng A. Khi nhận được hàng, bạn kiểm tra thì thấy chiếc tai nghe này bị hỏng. Bạn liên hệ để được bảo hành/ đổi trả thì công ty A không giải quyết cho bạn. Thử hỏi bạn làm sao có thể quay lại mua sản phẩm của công ty A một lần nào nữa?
Mỗi tầng khách hàng trong 7 bước để có được khách hàng trung thành thì đều quan trọng, tuy nhiên khách hàng sẽ có vai trò quan trọng hơn là khách mua hàng do họ mang lại nhiều lợi nhuận hơn doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần làm nhiều cách để khách mua hàng lặp lại hành vi mua hàng của họ. Cố gắng tạo ra nhiều khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp phát triển hơn nữa!
Như vậy, chúng ta vừa cùng phân biệt Shopper và Customer. Để thực hiện hiệu quả chăm sóc từng tầng khách hàng, doanh nghiệp nên sử dụng phần mềm chăm sóc khách hàng tự động CRM. Mong rằng, sau bài viết bạn đã có những thông tin hữu ích để áp dụng vào doanh nghiệp mình.